Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con không khó nhưng đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức. Giai đoạn mới trồng cần chăm sóc thật kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh. 8 lưu ý khi mới trồng sầu riêng sau đây sẽ giúp ích cho bà con mình dễ dàng hơn trong giai đoạn ban đầu.
Vì sao không nên bỏ qua những bước cơ bản?
Cây mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên dễ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển, dễ bị tác động bởi các điều kiện khắc nghiệt, sâu bệnh hại, nếu quá trình chăm sóc cây sầu riêng mới trồng không tốt thì cây dễ bị còi cọc, chậm lớn. Đặc biệt khi bà con mình trồng những giống sầu riêng nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao thì càng nên quan tâm ngay từ những bước nhỏ.
Lưu ý 1. Lịch sử đất trồng
Bà con cần lưu ý nền đất cũ trước đó đã trồng cây gì, nếu có tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, hoặc thuộc nhóm cây bị tuyến trùng thì cần xử lí đất kỹ trước khi trồng, bao gồm cả kiến, mối
Lưu ý khi mới trồng sầu riêng 2. Bón lót
Bón lót cho cây: Bà con có thể bón lót trước hoặc bón sau trồng vẫn được. Phân bón lót: Nếu dùng phân chuồng thì phải ủ cho thật hoai mục (có bổ sung thêm vi sinh vật có lợi càng tốt) hoặc có thể dùng các loại phân hữu cơ nở nhập khẩu từ Nhật, Bỉ hoặc Hà Lan,..
Lưu ý khi mới trồng sầu riêng 3. Độ pH đất
Cần quan tâm về vấn đề pH đất, sầu riêng thích hợp pH từ 5.5 – 6.5, thấp hơn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora, Fusarium và các loại nấm có hại khác phát triển nhanh và gây hại mạnh gây thối rễ.
Lưu ý 4. Khoảng cách trồng
– Nếu trồng chuyên canh: 7×7, 8×8, 7×8
– Nếu trồng xen canh: 9×9, 9×8,9×6,10×10,… tùy loại cây sẽ trồng xen canh vào mà có khoảng cách trồng cho phù hợp.
Lưu ý: Có thể trồng thưa hơn nhưng hạn chế trồng khoảng cách quá gần, cây rất nhanh giao tán và tuổi thọ củng như năng suất cây sẽ giảm dần theo thời gian!
Lưu ý 5. Lỗi khi trồng
Một sai lầm bà con hay mắc phải mà không phải ai củng nhận ra, đó là lỗi trồng sâu. Cây sầu riêng con khi đưa từ bầu cây xuống đất nên được lấp đất vừa qua mặt bầu ( mặt đất ngang mặt bầu, có thể trồng cao hơn mặt đất tý, đắp mô khoảng 10-20cm càng tốt) , ém đất xung quanh gốc nhưng không nén sát vào gốc cây. Mùa khô phải giữ đủ ẩm và mưa mưa phải thoát nước tốt.
Lưu ý khi mới trồng sầu riêng 6. Thích nghi
Cây mới trồng dễ bị sốc nhiệt do thay đổi môi trường,nên nếu trồng vào thời gian nắng gay gắt bà con nên che chắn lại cho cây, dưới gốc có thể phủ 1 lớp rơm mỏng cách gốc 10-15cm càng tốt.
Lưu ý 7. Không vội bón phân
Sau khi trồng cây con trong vòng 7 – 10 ngày chỉ tưới nước giữa ẩm cho cây với môi trường đất. Mọi công tác bón phân hoặc kích rễ nên thực hiện sau 7-10 ngày.
Lưu ý 8. Cố định cây
Chỗ trồng có gió mạnh cần trồng sao cho mắt ghép xuôi theo hướng gió, cắm cây cột cành giữ cho gốc không bị lay, cây bị động rễ.
Kết luận
Nắm những điều cơ bản này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn bắt đầu xuống giống, tránh sự mông lung và băn khoăn không biết nên làm những gì, tránh những gì. Chăm sóc cây con như chăm sóc một em bé, khi chúng ta nâng niu, quan tâm vừa đủ, chúng sẽ sinh trưởng một cách khỏe mạnh nhất. Hy vọng 8 lưu ý khi mới trồng sầu riêng này sẽ góp phần giúp bà con mình có cái nhìn rõ hơn, thuận tiện hơn khi mới xuống giống, để có những bước chuẩn bị đúng và đủ nhất.
Ở bước đầu tiên khi chọn cây giống, bà con nên chọn cơ sở sản xuất cây uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo độ chuẩn giống, cây đẹp và khỏe mạnh. Đừng quên kiểm tra xem cây đã được dưỡng hay chưa nhé, cây được nuôi dưỡng tốt sẽ ra cơi chồi cứng cáp, bung chồi non nhiều, gốc láng không có sẹo, bộ lá xanh và có độ bóng tự nhiên. Ví dụ mô tả:
Mời bạn đọc thêm:
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ
[contact-form-7 404 "Not Found"]