Có rất ít trái cây có màu sắc đặc biệt nên đối với sự xuất hiện của giống nhãn xuồng tím đã thu hút sự chú ý đông đảo người dân trong nước. Chất lượng nhãn xuồng tím không thua kém gì các loại quả khác. Với vỏ ngoài bắt mắt giúp giống nhãn tím trở thành thương hiệu trên thị trường, mang theo tiềm năng kinh tế rộng mở cho bà con nông dân.
Cửa hàng cây giống Út Hiện sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài cây này nhé ^-^
Đặc điểm của giống nhãn xuồng tím
Trái có màu đỏ tím đậm, lá non có màu nâu đỏ sau đó chuyển sang màu xanh khi trưởng thành.
Cây cao tầm 5 mét, nhưng có thể ngắn nếu cắt tỉa, khoảng 1,5-2 năm nhãn đã có thể ra hoa,
Loại nhãn này nhân giống bằng cách tháp cành từ cành mẹ đã trái. Cây kháng được với bệnh chổi rồng nên phù hợp cho nông dân phát triển diện tích lớn, thay thế giống nhãn cũ bị nhiễm bệnh.
Lợi ích gì cho sức khỏe ?
Cứ 100g long nhãn sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng như sau:
Calo, Nước, Protein, Carbohydrate, Lipid, Chất xơ, Canxi, Sắt, Mangan, Magie, Phốt pho, Kẽm, Natri, Đồng, Vitamin B1,B2, C, Niacin:
- Tăng cường vitamin C
- Tăng hiệu quả xương khớp
- Giàu chất sắt
- Bảo vệ mắt
- Giảm stress
- Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Trồng cây giống nhãn xuồng tím bao lâu ra trái ?
Cây trồng đến khoảng 12 tháng là cây bắt đầu trổ hoa nhưng vì cây còn bé nên chúng ta không nên để cây mang trái. Vì điều này sẽ làm cây bị kiệt sức. Thời gian thích hợp để cây mang trái là 18 tháng tuổi. Vụ đầu tiên chỉ nên để 2-3 chùm bông là được.
Năng suất giống nhãn xuồng tím
Ở thời kỳ kinh doanh, năng suất trung bình khoảng 4 tấn/ha, từ năm thứ 7 trở đi nhãn cho năng suất rất ổn định, từ 70 – 150 kg trái/cây. Nếu Bà con chăm sóc tốt ở năm thứ 8 trở đi đạt trên 12 tấn/ha nếu cây được chăm sóc tốt.
Đất thích hợp trồng giống nhãn xuồng tím
Giống nhãn xuồng tím phát triển mạnh ở vùng đồng bằng và vùng cao. Đất trồng nhãn đỏ cần có đủ đất tơi xốp với độ pH từ 5,5 đến 5,6.
Khoảng cách trồng giống nhãn xuồng tím
Khoảng cách cây từ 4 – 8m tùy đất đai, khí hậu. Ngoài ra,Bà con có thể trồng với khoảng cách 5 x 4m hoặc 6 x 5 m.
Kỹ thuật chăm sóc giống nhãn xuồng tím
Khi cây nhãn xuồng tím đang lớn và chuẩn bị kết trái, thực hiện quá trình cắt tỉa. Nó nhằm mục đích thâm nhập và đẩy nhanh quá trình thụ phấn.
Khi trái non xuất hiện, ngừng bón phân và tiếp tục bón thúc khi trái có kích thước bằng hạt đậu phộng. Chú ý làm sạch rãnh đất định kỳ
Ngoài ra việc cải tạo đất cũng cần được thực hiện mỗi năm một lần, nhằm mục đích cho cây nhãn xuồng tím vẫn năng suất vì lấy được dinh dưỡng mới.
Để biết thêm dinh dưỡng cho cây trồng TẠI ĐÂY bạn nhé.
Kỹ thuật bón phân cây giống nhãn xuồng tím
Bón lót trước khi trồng: Bón lót 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai mục bằng TRICODERMA + 1kg Super lân.
Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi:
+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.
+ Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.
+ Năm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần. Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi
Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:
– Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O
– Khi trái lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O
– Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O
– Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5
Đối với cây nhãn kinh doanh
- Bón thúc lần 1 sau khi thu trái
Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch trái 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.
– Lượng bón cho 1 cây gồm: 30-40kg phân chuồng + 2-3kg phân lân + 0,5-0,7kg urê + 0,5kg kali.
– Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.
Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30cm rộng 50cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
- Bón thúc lần 2
– Bón vào tháng 2 chủ yếu bón lân và Kali.
– mỗi cây bón 0,5kg Kali + 2kg lân Supe. Nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng dành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).
- Bón thúc lần 3
– Bón vào tháng 4. Mục đích để thúc trái nhanh lớn.
– Lượng bón: 0,5kg urê + 0,5-0,7kg Kali + 2kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng trái ngon.
Kỹ thuật cắt tỉa giống nhãn xuồng tím
Định kì 2 tháng một lần bà con dùng cào sắt 3 răng xới nhẹ xung quanh gốc cây, rồi bón mỗi gốc (4 năm tuổi) 0,7 kg phân NPK công thức 20:20:15. Sau đó tưới nước cung cấp đủ ẩm cho cây. Đồng thời, bà con dùng kéo cắt các cành không có khả năng cho trái. Chúng là những cành nằm ở phía bên trong tán cây. Điều này để cây tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại.
Sau xử lý một thời gian, cây giống nhãn xuồng tím sẽ ra một đợt đọt mới. Đọt mới phát triển dài khoảng 40-50cm sẽ ra đợt đọt thứ hai, khi đợt đọt thứ hai này được 10-15cm, cây sẽ trổ bông.
Cách làm trái nghịch vụ này tuy số chùm trái ít hơn chính vụ, nhưng mỗi chùm lại cho nhiều trái hơn và trái cũng to hơn. Trái nhãn xuồng tím nghịch vụ bán sẽ được giá hơn, đặc biệt là vào dịp lễ tết.
Ngoài nhãn xuồng tím, nhà vườn Út Hiện còn cung cấp nhiều loại cây giống ăn trái, cây độc lạ khác nữa, với bảng giá rất phải chăng, mời bạn xem TẠI ĐÂY nhé.
Thu hoạch bảo quản
Vì giống nhãn này đó là dễ rụng trái, một khuyết điểm rất lớn được di truyền nhãn xuồng cơm vàng, nên phải cẩn thận khi thu hoạch và lúc mang tiêu thụ.
Bạn có thể đông lạnh nhãn, lúc đó việc vận chuyển sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tại sao bạn không sở hữu ngay cho mình loại cây độc đáo này ngay bây giờ ?
Nhà vườn Út Hiện cung cấp giống sẽ cung cấp giống cây đến tại tay bạn, hãy liên hệ sớm nhất để nhận được nhiều ưu đãi.
SDT/ zalo: 0932 600 194
Địa chỉ: Gần chợ Nha Mân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Xem tại Báo Thanh Niên: Vườn nhãn xuồng tím siêu trái của lão nông
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.