Chọn cây giống chuẩn, giá cả hợp lý là hai điều quan trọng cũng là điều cơ bản với người làm nông. Với cây giống sầu riêng Ri 6, bà con có thể tham khảo chọn mua tại nhà vườn Út Hiện. Có chế độ bảo hành cây, sẵn sàng hỗ trợ kĩ thuật cho người trồng.
Giá cây giống sầu riêng Ri 6: 90.000 – 105.000/ cây.
ĐẶC ĐIỂM SẦU RIÊNG RI 6
Cơm vàng, hạt lép, múi sầu khô ráo, cầm không dính tay, ngọt nhẹ, có vị béo, mùi thơm vừa phải.
Rất dễ trồng, thích nghi với nhiều khu vực sinh thái khác nhau.
Mỗi cây sầu Ri 6 có khoảng 100 trái /năm. Năng suất trung bình từ 25-30 tấn/ năm.
Cây giống sầu riêng Ri 6 có thể ra hoa và thu hoạch vụ đầu tiên sau 4 năm. Trọng lượng trung bình mỗi trái là 2-3 kg, có 4-5 khía múi.
Hương vị sầu riêng Ri 6 đậm đà, béo ngậy, ngọt đậm và không có xơ.
Rất được thị trường ưa chuộng, vỏ dày giúp trái để được lâu sau thu hoạch, có thể để chín tự nhiên mà không cần xử lý hóa chất.
Phù hợp cho tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cây giống sầu riêng ri 6 tại nhà vườn Út Hiện sống khỏe, kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và giữ được phẩm chất của cây mẹ.
THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG RI 6
Cây giống sầu riêng ri 6 có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
Với đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ ha), hay 7m x 8m (178 cây/ ha).
Nếu nền đất có độ phì nhiêu cao trồng với khoảng cách thưa hơn 8m x 8m (156 cây/ ha).
CHĂM SÓC CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG RI 6 MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI
Sau khi đặt cây con xuống đất trong vòng 7 ngày chỉ tưới nước giữ ẩm cho rễ cây quen “hơi” môi trường đất .
Bước 1: sau khi trồng cây con được 7 ngày, bắt đầu bón Phân hữu cơ (tự ủ, vi sinh, bò, gà, nở… ) bón xung quanh gốc và cách gốc 1 gang tay.
+ Phân nở/ hữu cơ: bón 0,5 kg/ gốc.
+ Phân chuồng (đã được ủ hoai): 1- 3 kg/ gốc.
Nếu có công thì ngâm phân ra tưới sẽ tốt hơn.
Bước 2: Sau khi trồng 8 ngày (1 ngày sau khi bón hữu cơ) mua Humic về pha nước và tưới, 10gram/ gốc (hoặc theo liều lượng trong bao bì sản phẩm)
Nếu không có công thì trộn chung hữu cơ và humic bón 1 lần.
Bước 3: Sau khi bón hữu cơ và humic 7-10 ngày, nếu kinh tế tốt thì mua NPK 20-20-15 bón 50 gram/ gốc (ngâm tưới sẽ nhanh tốt hơn ). Đồng thời trên lá phun nhóm điều hòa sinh trưởng, trung vi lượng: Micro, Canximax B, Atonik, combi, Siêu lân Mg,… để giữ cho bộ lá xanh, cây ít héo, nhanh bắt đất.
Bước 4: Sau khi bón hữu cơ và humic 10-15 ngày ngày, cây xuất hiện “mũi giáo” – nghĩa là ra đọt mới thì mua thuốc rầy về phun ít nhất 2 lần.
CHU KỲ CHĂM SÓC
• Từ lúc này cho đến đủ 3 tháng sau khi bón hữu cơ chỉ tưới nước giữ ẩm cho cây mà không cần bón thêm.
• Các bước như trên là tính 1 chu kỳ, có nghĩa là 3 tháng sau lần bón đầu tiên thì lại bắt đầu lại từ bước số 1.
• 1 năm 12 tháng sẽ có 4 chu kỳ – 4 lần bón hữu cơ – 4 lần bón NPK – 4 lần ra đọt tập trung.
• Nếu khi cây ra lá non xuất hiện bệnh do nấm, vi khuẩn thì pha chung với thuốc rầy/ thuốc phòng trừ bệnh phun chung.
• Trung bình cây đầy đủ dinh dưỡng thì trong khoảng 35 _ 60 ngày sẽ ra 1 cơi đọt mới.
CÁCH BÓN PHÂN, TƯỚI NƯỚC CHO CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG RI 6
Tìm hiểu bộ rễ của cây giống sầu riêng ri 6
Cây sầu riêng ri 6 có 3 nhóm rễ chính :
• Rễ cọc: mọc thẳng và đâm sâu xuống đất
• Rễ chằng: rễ to, mọc vươn ra xa để giúp cây không đổ ngã
• Rễ tơ (hút phân, nước tưới): trong khu vực dưới tán cây, phát triển mạnh ở khu vực 1/3 đến 2/3 tán (tính từ gốc)
Vì vậy, khi bón phân hay tưới nước cho cây thì tập trung khu vực 2/3 tán cây (tính từ gốc cây trở ra) để những rễ tơ có thể hấp thu được.
Không bón phân hoặc tưới nước trúng gốc vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh xì mủ (do nấm phytop) tấn công và phải dọn sạch, thông thoáng phần gần gốc (không để cỏ hay tủ gốc ) .
Hạn chế giẫm đạp lên khu vực 2/3 tán này tránh tổn thương rễ. Một số vườn lắp đặt hệ thống TƯỚI tự động nhưng không chú ý để nước tưới bắn vào gốc là chưa phù hợp. Do đó, khi lắp phải điều chỉnh cho nước tưới ướt khu vực 2/3 tán là được.
Lưu ý quan trọng khi bón phân cho cây giống sầu riêng ri 6
Thói quen của nhiều nhà vườn khi BÓN PHÂN là rãi đều khắp mô, để phân khơi trên mặt mô nên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì lượng đạm trong phân sẽ bị mất đi, tỉ lệ thất thoát phân rất cao. Chưa kể những mùa nắng phân sẽ không tan mà bị khô cứng, cây không hấp thu được.
Vì vậy, khi bón phân nên dùng cuốc xới nhẹ đất ở khu vực 2/3 tán, sau đó bón phân vào rồi lắp đất lại.
Tuyệt đối không mang vào vườn các loại phân chuồng chưa xử lý kỹ (phân gà trấu, phân dê, phân bò, phân heo,…); mang về bỏ xa gốc rạch bao rồi tưới tricoderma hay vi sinh,…đều rất nguy hiểm (nấm bệnh, xì mủ, nấm lá,…).
Tìm hiểu dinh dưỡng cây trồng nhiều hơn TẠI ĐÂY bạn nhé.
DỌN CỎ
Hạn chế hoặc ko phun thuốc cỏ kể cả cỏ cháy, nhất là các dạng lưu dẫn sẽ gây cháy rễ mền bên trên, giết giun, dế, vsv có lợi trong đất, gây chai đất. Nếu có thể phun giữ lá, trái khỏi sâu rầy bằng các thuốc mới, gốc sinh học ít độc hại kết hợp các loại dầu khoáng.
Thường xuyên dọn sạch cỏ xung quanh gốc cây, tránh cỏ dại rậm rạp, tạo nguy cơ phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp gây hại cho cây.
Mỗi năm, bón bổ sung mỗi gốc 15-20 kg phân chuồng vào đầu mùa mưa. Cần bón kết hợp phân hữu cơ với phân vô cơ, sử dụng phân NPK có tỷ lệ ĐẠM và LÂN cao để kích thích sự phát triển của cành và rễ.
Để nâng cao giá trị cũng như tuổi thọ của cây, nên trồng cây theo hướng hữu cơ, tránh lạm dụng nhiều phân bón, thuốc hóa học.
CẮT TỈA CÀNH
Trong giai đoạn đầu khoảng 6-8 tháng để cây phát triển tự nhiên và chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất. Cây được từ 1.5 – 2 tuổi, cao từ 2m trở lên ( tùy theo thực tế cây) sẽ tiến hành cắt tỉa cành. Các cành (tay) chính mang trái sau này sẽ chọn cành mọc ngang và có độ uốn cong, to, khỏe, lá tốt sẽ giữ lại và phân bố đều thân cây, tránh trùng lặp nhánh trên và dưới. Bạn hãy cắt bỏ các cành ngang cao khoảng 0,8 – 1m so với mặt đất, cắt cẩn thận để không ảnh hưởng đến các cành khác.
Cần phải tỉa cành tạo tán từ nhỏ để hạn chế hiện tượng 2 thân, 3 thân hoặc cành vượt nhiều … Vì những dạng này sẽ dễ gãy cành khi gặp mưa to, gió lớn.
CÁC ĐIỂM LƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI CÂY, THU HOẠCH
• Phải phun thuốc rầy (rầy xanh), sâu lá, bọ trĩ, nhện đỏ cho cây theo chu kỳ cơi đọt. Bắt đầu phun định kỳ 7-10 ngày 1 lần khi đọt mới nhú (nông dân gọi nức vỏ trấu) đến khi lá bun ra hết (lá lụa).
• Bệnh phun định kỳ 1 tháng 1 lần gồm nấm và khuẩn.
• Để tăng hiệu quả nên luân phiên các loại thuốc để chống tình trạng kháng thuốc.
• Chú ý bệnh xì mủ thân: nên thăm vườn vào lúc 7-8 giờ sáng đây là thời điểm dể phát hiện vết bệnh nhất (vết bệnh chưa kịp khô) nếu bị xì mủ thân ta nên cạo võ sạch nơi vết bệnh rồi bôi thuốc bệnh đậm đặc vào vết cạo đó, bệnh này chủ yếu do dòng nấm Fusarium gây ra.
• Ở giai đoạn chuẩn bị khai thác để xử lý ra hoa thì trước đó phải tạo ít nhất 2 cơi đọt thật đồng loạt, lá phải xanh dầy và không bị cháy lá, đây là yếu tố quan trọng trong việc giúp điều khiển cơi đọt cho cây ở giai đoạn ra hoa _ trái non theo ý muốn. Bên cạnh đó phải xử lý triệt để các đối tượng gây hại như rệp sáp, nấm hồng, rầy phấn, thán thư, cháy lá,… để cắt đứt nguồn lây truyền khi cây ra hoa, đậu trái.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.