Loại trái cây mang tên đặc biệt sầu riêng, từ lúc vô danh biết đến nay nó lại từng bước đặt chân đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Và ngày càng được chú ý, coi trọng do giá trị kinh tế to lớn mà nó mang lại. Trong hơn 200 giống cây sầu riêng trên thị trường thì giống sầu riêng Ri 6 được rất nhiều người ưa thích và tìm mua vì sự thơm ngon khó sánh của mình.
Đặc điểm giống sầu riêng Ri 6
Sầu riêng Ri 6 có cơm vàng, hạt lép, có vị béo ngậy, ngọt đậm, không bị xơ, mùi thơm vừa phải, cơm khô ráo, cầm không dính tay.
Bên cạnh đó sầu riêng Ri 6 còn rất dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ đậu trái sau 4 năm đầu tiên do đó ta có thể thu hoạch sớm hơn các loại sầu riêng khá. Trung bình mỗi trái là từ 2-3 kg, có 4-5 khía múi. Mỗi cây sầu Ri 6 có khoảng 100 trái /năm. Năng suất trung bình từ 25-30 tấn/ năm.
Không chỉ được thị trường ưa chuộng vì vỏ dày giúp trái để được lâu sau thu hoạch, còn để chín được tự nhiên không cần xử lý qua hóa chất. Phù hợp tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu ra nước ngoài.
Lợi ích sức khỏe từ trái sầu riêng Ri 6
Thành phần dinh dưỡng trong sầu riêng Ri 6 cho thấy có chứa một lượng vitamin B khá cao giúp ngăn ngừa lão hóa.
Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa nhiều vitamin C so với các quả khác, chất xơ, Kali, axit pholic hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng, giảm stress.
Ngoài ra hạt sầu riêng cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn và thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hột mít, hạt dẻ. Góp phần đa dạng chế biến các loại bánh kẹo, mứt.
Trồng cây giống sầu riêng Ri 6 bao lâu ra trái ?
Cây giống sầu riêng Ri 6 có thể ra hoa và thu hoạch vụ đầu tiên sau 4 năm. Mùa sầu riêng ở nước ta sẽ trải dài trong suốt một năm. Tùy theo từng khu vực và điều kiện khí hậu khác nhau mà thời gian thu hoạch cụ thể khác nhau, có thể kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11. Mùa sầu riêng có thể bắt đầu sớm hơn ở vùng gặp hạn hán, ít mưa khiến đất nhanh khô sẽ ra quả sớm. Ngược lại, mưa nhiều sẽ ra quả muộn hơn, dẫn đến mùa thu hoạch bắt đầu muộn hơn từ 3 đến 3.5 tháng.
Năng suất giống sầu riêng Ri 6
Với mỗi trái là từ 2-3 kg, có 4-5 khía múi. Mỗi cây giống sầu riêng Ri 6 có khoảng 100 trái /năm, trung bình mỗi năm thu hoạch từ 25-30 tấn.
Đất thích hợp trồng giống sầu riêng Ri 6
Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy, cây phát triển kém chịu phèn, mặn, úng và trên đất sét nặng,
Đất phù hợp khi có độ pH từ 5-6. Đất thịt chứa nhiều chất hữu cơ, thoát nước tốt. Độ dốc không quá 30 độ và gần nguồn nước tưới là thích hợp nhất.
Khoảng cách trồng giống sầu riêng Ri 6
Cây giống sầu riêng ri 6 có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
Với đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ ha), hay 7m x 8m (178 cây/ ha).
Nếu nền đất có độ phì nhiêu cao trồng với khoảng cách thưa hơn 8m x 8m (156 cây/ ha).
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng Ri 6
Cây sầu riêng ri 6 có 3 nhóm rễ chính :
- Rễ cọc: mọc thẳng và đâm sâu xuống đất
- Rễ chằng: rễ to, mọc vươn ra xa để giúp cây không đổ ngã
- Rễ tơ (hút phân, nước tưới): trong khu vực dưới tán cây, phát triển mạnh ở khu vực 1/3 đến 2/3 tán (tính từ gốc)
Tưới nước hiệu quả
Vì vậy, khi bón phân hay tưới nước cho cây thì tập trung khu vực 2/3 tán cây (tính từ gốc cây trở ra) để những rễ tơ có thể hấp thu được.
Không bón phân hoặc tưới nước trúng gốc vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh xì mủ (do nấm phytop) tấn công và phải dọn sạch, thông thoáng phần gần gốc (không để cỏ hay tủ gốc )
Hạn chế giẫm đạp lên khu vực 2/3 tán này tránh tổn thương rễ. Một số vườn lắp đặt hệ thống tưới tự động nhưng không chú ý để nước tưới bắn vào gốc là chưa phù hợp. Do đó, khi lắp phải điều chỉnh cho nước tưới ướt khu vực 2/3 tán là được.
Kỹ thuật bón phân
Cách chăm sóc cây con
Sau khi đặt cây con xuống đất trong vòng 7 ngày chỉ tưới nước giữ ẩm cho rễ cây quen “hơi” môi trường đất .
Bước 1: sau khi trồng cây con được 7 ngày, bắt đầu bón Phân hữu cơ (tự ủ, vi sinh, bò, gà, nở… ) bón xung quanh gốc và cách gốc 1 gang tay.
+ Phân nở/ hữu cơ: bón 0,5 kg/ gốc.
+ Phân chuồng (đã được ủ hoai): 1- 3 kg/ gốc.
Nếu có công thì ngâm phân ra tưới sẽ tốt hơn.
Bước 2: Sau khi trồng 8 ngày (1 ngày sau khi bón hữu cơ) mua Humic về pha nước và tưới, 10gr/ gốc (hoặc theo liều lượng trong bao bì sản phẩm)
Nếu không có công thì trộn chung hữu cơ và humic bón 1 lần.
Bước 3: Sau khi bón hữu cơ và humic 7-10 ngày, nếu kinh tế tốt thì mua NPK 20-20-15 bón 50 gram/ gốc (ngâm tưới sẽ nhanh tốt hơn ). Đồng thời trên lá phun nhóm điều hòa sinh trưởng, trung vi lượng: Micro, Canxi Max B, Atonik, combi, Siêu lân Mg,… để giữ cho bộ lá xanh, cây ít héo, nhanh bắt đất.
Bước 4: Sau khi bón hữu cơ và humic 10-15 ngày ngày, cây xuất hiện “mũi giáo” – nghĩa là ra đọt mới thì mua thuốc rầy về phun ít nhất 2 lần.
Chu kỳ chăm sóc
- Từ lúc này cho đến đủ 3 tháng sau khi bón hữu cơ chỉ tưới nước giữ ẩm cho cây mà không cần bón thêm.
- Các bước như trên là tính 1 chu kỳ, có nghĩa là 3 tháng sau lần bón đầu tiên thì lại bắt đầu lại từ bước số 1.
- 1 năm 12 tháng sẽ có 4 chu kỳ – 4 lần bón hữu cơ – 4 lần bón NPK – 4 lần ra đọt tập trung.
- Nếu khi cây ra lá non xuất hiện bệnh do nấm, vi khuẩn thì pha chung với thuốc rầy/ thuốc phòng trừ bệnh phun chung.
- Trung bình cây đầy đủ dinh dưỡng thì trong khoảng 35 _ 60 ngày sẽ ra 1 cơi đọt mới.
Nhiều nhà vườn có thói quen khi bón phân là rãi đều khắp mô, để phân khơi trên mặt mô nên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì lượng đạm trong phân sẽ bị mất đi, tỉ lệ thất thoát phân rất cao. Chưa kể những mùa nắng phân sẽ không tan mà bị khô cứng, cây không hấp thu được.
Vì vậy, khi bón phân nên dùng cuốc xới nhẹ đất ở khu vực 2/3 tán, sau đó bón phân vào rồi lấp đất lại.
Tuyệt đối không mang vào vườn các loại phân chuồng chưa xử lý kỹ (phân gà trấu, phân dê, phân bò, phân heo,…); mang về bỏ xa gốc rạch bao rồi tưới tricoderma hay vi sinh,…đều rất nguy hiểm (nấm bệnh, xì mủ, nấm lá,…).
Để biết thêm dinh dưỡng cho cây trồng TẠI ĐÂY bạn nhé.
Kỹ thuật cắt tỉa cây
Trong giai đoạn đầu khoảng 6-8 tháng để cây phát triển tự nhiên và chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất. Cây được từ 1.5 – 2 tuổi, cao từ 2m trở lên ( tùy theo thực tế cây) sẽ tiến hành cắt tỉa cành. Các cành (tay) chính mang trái sau này sẽ chọn cành mọc ngang và có độ uốn cong, to, khỏe, lá tốt sẽ giữ lại và phân bố đều thân cây, tránh trùng lặp nhánh trên và dưới. Bạn hãy cắt bỏ các cành ngang cao khoảng 0,8 – 1m so với mặt đất, cắt cẩn thận để không ảnh hưởng đến các cành khác.
Cần phải tỉa cành tạo tán từ nhỏ để hạn chế hiện tượng 2 thân, 3 thân hoặc cành vượt nhiều … Vì những dạng này sẽ dễ gãy cành khi gặp mưa to, gió lớn.
Thu hoạch bảo quản sầu riêng
Chọn hái những quả sầu riêng già, đem đặt nơi khô mát, thoáng khí, không đặt nơi có điều hòa hay nắng to.
Không được bịt chúng trong túi nilon, cũng như đặt trực tiếp trên sàn nhà dễ gây sốc nhiệt hoặc ẩm ướt khiến trái bị hư hỏng.
Cây giống sầu riêng ri 6 đang được dưỡng tại nhà vườn, còn 1 tháng nữa đủ tuổi xuất vườn
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến nhà vườn. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp để có được mức giá tốt nhất & ưu đãi đi kèm nhé ạ.
SDT/ zalo: 0932 600 194
Địa chỉ: Gần chợ Nha Mân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
>> Tin tức nông nghiệp: Trái sầu riêng chính thức xuất khẩu
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.