Giống na dứa Đài Loan từ nhiều năm nay luôn là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng ở rất nhiều nước trên thế giới. Hãy cùng nhà vườn Út Hiện tìm hiểu kĩ hơn về giống na này và cách chăm sóc chúng nhé.
Giá cây giống na dứa Đài Loan: 28.000 – 40.000/ cây.
TRÁI NA DỨA ĐÀI LOAN CÓ GIÁ TRỊ CAO
Giống na dứa Đài Loan (pineapple custard), do hình dạng khá lạ với mắt na nhọn (như những quả dứa), trái lớn khoảng 700-800gram/ trái. Na dứa có hương vị độc đáo, thịt dai, ngọt đậm, có chút hương vị dứa trong trái na.
Về năng suất: Mỗi cây cho thu hoạch khoảng 15-18 kg trái. Ở thời điểm trưởng thành từ năm thứ 5 trở đi, 1 cây cho năng suất ổn định từ 25 – 35kg/ vụ.
Độ ngọt của trái na dứa đài loan khoảng 20-25 Brix. Trái na Đài Loan hiện đang được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Nam Mỹ.
Điều đặc biệt là trái na dứa khi chín vỏ vẫn giữ được màu xanh hoặc hơi ngả vàng một tí. Vỏ cứng nên rất thuận tiện cho việc bảo quản và di chuyển xa.
Na chứa nhiều vitamin A, C giúp cải thiện thị lực đồng thời còn chứa Vitamin B2 giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Ngoài ra na chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Na chứa nhiều khoáng chất và vitamin A giúp cho bạn duy trì làn da khỏe mạnh.
ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NA DỨA ĐÀI LOAN
Ra trái sau 12-15 tháng trồng.
Na dứa có khả năng sinh trưởng rất khỏe, lá to, lộc vươn dài và ít phân cành. Cây rất ít bị sâu bệnh gây hại, chủ yếu loại sâu ăn lá (họ bướm phượng) gây hại các đợt lộc. Đến mùa khô một số cây có rệp hại lá song không đáng kể.
Cây Na dứa Đài Loan sinh trưởng rất nhanh, sau hơn 1 năm cây đã cao gần 2m và bắt đầu ra hoa. Những cây chăm sóc tốt có đường kính gốc từ 4-5cm, chiều cao đạt trên 2m (cuối năm thứ 2). Cây có khả năng sinh trưởng tốt, lá to, lộc vươn dài và ít phân cành. Chỉ nên trồng ngoài đất trống hoặc chậu khi có đủ ánh nắng mặt trời, không thích hợp để trong mát.
Nên trồng từ 2 cây để tăng cơ hội thụ phấn cho cây.
Nên tỉa cành 1 lần/ năm, bón phân 4 lần / năm (khi cây còn nhỏ bón thêm đạm), phủ đất lên lớp mùn, bổ sung mùn và chất hữu cơ.
Giống na dứa đài loan ưa nắng cho nên khi trồng nên chú ý điều kiện ánh sáng đầy đủ cho cây phát triển. Khi cây cho trái nên sử dụng màng bọc để bảo vệ trái khỏi con trùng hại cây.
PHÂN BIỆT GIỐNG NA ĐÀI LOAN VÀ NA DỨA ĐÀI LOAN
Na dứa có gai nhọn, phần trái thuôn dài, không tròn như na bở Đài Loan
Tên gọi: Na đài loan, còn được gọi là na bở đài loan, tên tiếng anh là Sweetsop. Còn na dứa đài loan, thi thoảng được gọi là na dai đài loan, tên tiếng anh Pineapple Custard Apple.
Hình dạng: Na đài loan có mắt to, tròn, mịn trơn. Còn na dứa có các mắt na nhọn, trái na có độ thuôn dài hơn na đài loan.
ĐẤT TRỒNG
Cây phát triển tốt trên đất thoáng, đất cát pha, thoát nước tốt, không nên trồng cây ở những chân đất thường xuyên ngập úng.
Nếu trồng trên đất thấp thì cần phải lên luống cao để có thể thoát nước kịp thời sau những trận mưa, tránh để rễ cây bị ngập úng.
KHOẢNG CÁCH TRỒNG
Cây thông thường khoảng 3×3.5m hoặc 3.5x4m. Trên các chân đất xấu như đất cát ven biển thì nên trồng với khoảng cách 4x4m hoặc 5m.
THỜI VỤ TRỒNG
Hạn chế trồng cây vào giai đoạn cuối thu đầu đông (tháng 8 9) làm cây không thể đâm chồi, bị rụng lá và chậm phát triển.
HỐ TRỒNG, TƯỚI NƯỚC
Đào hố kích thước 40x40x40cm, hố rộng hơn bầu rễ 50%, cho chất hữu cơ, lá chết và mùn vào hố rồi trộn lại, sau đó lấp đất nhẹ nhưng đủ chắc để cây không bị đổ. đặt giá đỡ cho cây nếu cần, nếu cây chưa ổn định cắt tỉa, tưới nước 2 lần trong ngày đầu và cách ngày trong hai tuần.
Trong một tháng đầu tiên đến khi cây đã ổn định phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây nhanh hồi phục. 1 NGÀY TƯỚI 2 LẦN, nếu nắng nóng khô hạn thì tưới 3 lần/ ngày. Cần đảm bảo duy trì độ ẩm đất 70 – 80% để cây phát triển tốt.
BÓN LÓT TRƯỚC KHI TRỒNG
Tính cho 1 hố: Cần bón lót khoảng 10 kg phân chuồng đã hoai mục (hoặc tốt nhất là phân hữu cơ của bỉ, mỹ, úc) + 0,3 – 0,4 kg NPK-S 5.10.3-8 + 1kg vôi bột để khử trùng tại hố trồng cây.
LÀM CỎ
Thường sẽ nhổ cỏ quanh gốc khi cây còn nhỏ và có thể dùng máy cắt cỏ khi cây lớn hơn. Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ vì có thể làm chai đất nơi trồng cây, bộ rể khó kiếm được chất dinh dưỡng nuôi cây.
BÓN PHÂN THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN (1 – 3 NĂM TUỔI)
– Trong 1 – 3 năm đầu, hàng năm bón 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng, thường bón vào tháng 2 – 3, 5 – 6, 8 – 9, 10 – 11. Nếu trời không mưa cần tưới đủ ẩm. Bón cách gốc 40 – 50 cm theo 4 hốc đối xứng (đông-tây-nam-bắc) hoặc theo hình chiếu tán nếu cây đã lớn.
– Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt đều bằng nhau như sau:
* Đối với cây na 1 tuổi thì bón 0,3 kg/cây/đợt hay 1,2 kg/cây/năm
* Đối với cây na 2 – 3 tuổi thì bón 0,6 kg/cây/đợt hay 2,4 kg/cây/năm
– Năm thứ 2 có thể kết hợp bón phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S 12.5.10-14 cuối năm, liều lượng khoảng 20 kg phân chuồng/cây.
BÓN PHÂN THỜI KỲ KINH DOANH
3 đợt bón phân cho giống na dứa Đài Loan
Trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm thường bón 3 đợt:
-Trước ra hoa, vào tháng 2 – 3.
-Khi đã có trái non để nuôi cành, nuôi trái vào tháng 6 – 7.
-Sau khi thu trái kết hợp với vun gốc vào tháng 9 – 10.
Liều lượng phân bón cho cây na dứa từ 4 năm tuổi
Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt bằng nhau như sau:
– Đối với cây na dứa 4 – 5 tuổi thì bón 1,5 kg/ cây/ đợt hay 4,5 kg/ cây/ năm (tương đương 2.250 kg/ ha/ đợt và 6.750 kg/ ha/ năm).
– Đối với cây na 6 – 7 tuổi thì bón 2,0 kg/ cây/ đợt hay 6,0 kg/ cây/ năm (tương đương 3.000 kg/ ha/ đợt và 9.000 kg/ ha/ năm).
– Đối với cây na trên 8 tuổi thì bón 2,5 kg/ cây/ đợt hay 7,5 kg/ cây/ năm (tương đương 3.750 kg/ ha/ đợt và 11.250 kg/ha/năm).
Cứ cách 2 năm bón 1 lần phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S 12.5.10-14 sau khi thu trái, liều lượng 20 – 30 kg/ cây. Phân bón được bón theo hình chiếu tán, đào 4 hốc đối xứng nam-bắc, đông-tây hay cuốc rãnh hình vành khăn, bỏ phân vào hố hoặc rãnh, lấp kín, tủ gốc bằng cỏ khô, lá khô để tạo ẩm.
THU HOẠCH GIỐNG NA DỨA ĐÀI LOAN
Thu làm nhiều đợt khi trái đã mở mắt, vỏ trái chuyển màu vàng xanh, hái trái kèm theo 1 đoạn cuống đem về dấm trong vài ba ngày trái mềm là ăn được.
SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP
Rầy mềm, sâu đục bẹ, rầy vảy, rầy, rệp, ve, ruồi trắng. Khi thấy dấu hiệu sâu bệnh trên cây, bạn cần can thiệp hoạt chất xử lý kịp thời. Tuy nhiên khi cây na dứa đang ra hoa thì hãy thận trọng và cân nhắc dùng thuốc cho cây.
THỜI VỤ VÀ CÁCH CẮT TỈA
Mùa đông, hoặc có thể tỉa sau khi đậu trái. Cắt cành ngoài, để các cành mọc chen chúc nhau với mật độ dày sẽ tăng số lượng quả
CÁCH THỤ PHẤN CHO GIỐNG NA DỨA ĐÀI LOAN
Sự thụ phấn tự nhiên được thực hiện bởi: Bọ cánh cứng, Ong. Nhưng để đảm bảo sự thụ phấn tốt và đều, nông dân cần thụ phấn cho cây na dứa bằng tay. Bàn chải hoặc chổi mềm mại là dụng cụ được sử dụng. Thụ phấn bằng tay được thực hiện bằng cách lấy bông phấn đực và thụ phấn cho hoa cái. Để hoa ở nơi tối, độ ẩm cao, tốt nhất là nơi thoáng mát.
> Truyền hình Tiền Giang: Nông dân chia sẻ canh tác giống Na dứa Đài Loan
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.